SỬA CHỮA ĐIỆN TỬ

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đúng và hiệu quả nhất

Đồng hồ vạn năng là một thiết bị vô cùng quan trọng mà bất cứ người thợ nào cũng phải dùng đến, từ thợ sửa chữa xe máy, sửa chữa điện tử, điện lanh, điện dân dụng, sửa chữa ô tô... nhưng dùng như thế nào mới đúng và hiệu quả?

Trong bài viết này, bạn sẽ cùng trường dạy nghề Thanh Xuân tìm hiểu về đồng hồ vạn năng, và đặc biệt hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Đồng hộ vạn năng là gì?

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu đồng hồ vạn năng là gì? nói một cách đơn giản nhất thì đồng hồ vạn năng (VOM) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp ACđo dòng điện.

Vì thế, đây là một thiết bị vô cùng quan trọng nhất định phải có trong bộ đồ nghề cá nhân của bất cứ người thợ có liên quan đến sửa chữa điện, điện tử. Với các học viên của trường dạy nghề Thanh Xuân thì đồng hồ vạn năng mặc định có trong bộ đồ nghề của bất kỳ khóa học nghề nào.

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đúng và hiệu quả nhất

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đúng và hiệu quả nhất

Dựa vào các chức năng chính được đề cập phía trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở, dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp DC, dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp AC và dùng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện.

Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở

Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

  • Đo kiểm tra giá trị của điện trở
  • Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
  • Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
  • Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
  • Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
  • Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
  • Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
  • Đo kiểm tra đi ốtbóng bán dẫn.

* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pin tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

Để đo trị số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :

  • Bước 1: Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
  • Bước 2: Chuẩn bị đo .
  • Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo, Giá trị đo được bằng chỉ số thang đo X Thang đo. Ví dụ: nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm
  • Bước 4: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
  • Bước 5: Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.

Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện  

Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện, khi đo tụ điện, nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.

Phép đo tụ gốm trên cho ta biết : 

  • Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo
  • Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
  • Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.

Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.

Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )

Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.

Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp AC và DC

Cách 1: Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng dong ho van nang, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau

  • Bươc 1 : Đặt đồng hồ vạn năng vào thang đo dòng cao nhất .
  • Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .

Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo

Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ vạn năng không đo được dòng điện này.

Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .

Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ  và đồng hồ vạn năng cũg an toàn hơn.

Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?

Đọc giá trị điện áp AC và DC

Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần

Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp.

Đọc giá trị điện áp AC và DC

Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần

Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp

TRƯỜNG HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ THANH XUÂN

Học nghề hôm nay – Lập nghiệp ngày mai

Địa chỉ duy nhất: 83 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội (Cách ĐH Công nghệ GTVT Hà Nội 100m)

Hotline tư vấn nghề miễn phí: 0961.677.445 - 0968.724.742

 



Bình luận bằng Facebook

Đăng ký học nghề tại đây